Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Cội nguồn phong vị bánh tét ngày Tết

Tết về rộn ràng cả đất trời, là dịp để mọi người trong gia đình sum họp, ngồi bên nhau cùng làm những chiếc bánh tét ngày Tết cho xuân mới thêm trọn vẹn. Cách gói bánh tét ngon cũng không đòi hỏi kì công lắm, chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: nếp loại ngon, đậu xanh cà, thịt ba rọi, các loại gia vị, lá chuối, dây lạt là chúng ta có thể tiến hành tạo hình những đòn bánh tét thơm ngon, xao xuyến tình người.

Nếu phía Bắc có bánh chưng thì trong Nam lại có những chiếc banh tet ngay Tet. Bánh tét đã trở thành món ăn truyền thống và công việc gói bánh tét cũng đã trở thành một trong những phong tục không thể thiếu của người Nam Bộ.

Nguồn gốc bánh tét Nam Bộ

Theo những ghi chép còn sót lại, đòn bánh Tét có nguồn gốc từ chủ nhân vùng đất này. Đó là người Chăm Pa trong lịch sử (tiền thân là người Sa Huỳnh) định hình lãnh thổ quốc gia dân tộc từ cuối thế kỷ thứ II sau Công nguyên (cách ngày nay khoảng gần 2 thiên niên kỷ). Khi ấy, người Chăm có một nền văn hóa phát triển rực rỡ và đạt đến đỉnh cao. Nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú.

banh tet

Đòn bánh tét là một phần không thể thiếu dịp Tết Nguyên Đán

Theo lý giải của cố giáo sư Trần Quốc Vượng, rất có thể, đòn bánh tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt vào khai khoang mở hóa vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng đa thần của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng Phồn thực, thờ thần lúa.

Từ sự hình tượng hóa của yếu tố Linga của thần Siva (mà nay còn biểu hiện rõ nhất ở khu đền tháp Mỹ Sơn) cùng với tín ngưỡng nông nhiệp vốn có nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh Tét như ngày nay. Rồi dần đà, đòn bánh Tét được sinh thành và “thai nghén” lúc nào cũng không rõ.

Bên cạnh đó, có một truyền thuyết khác bổ sung thêm cho nguồn gốc của bánh Tét, cách gọi tên bánh và thói quen ăn bánh Tét trong ngày Tết như sau. Vào mùa xuân Kỷ Dậu năm 1789, Nguyễn Huệ và quân ta đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước. Lúc bấy giờ quân lính được nghỉ ngơi, ăn Tết. Trong số quân lính có anh lính nọ được người nhà gửi cho món bánh làm từ gạo nếp, nhân đậu xanh, hình dạng như bánh tét ngày nay. Anh lính mang bánh mời vua Quang Trung.

Vua ăn thấy ngon bèn hỏi thăm về cach goi banh tet. Anh lính kể, bánh do người vợ ở quê nhà làm gửi cho. Mỗi lần ăn bánh, anh càng thương, càng nhớ vợ nhiều hơn. Anh mắc chứng đau bụng nhưng khi ăn bánh này thì lại không thấy đau nữa.

cach goi banh tet

Không còn gì vui hơn được quây quần bên gia đình gói bánh tét Tết

Nghe câu chuyện cảm động của anh lính, vua bèn ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này để ăn Tết và đặt tên là bánh Tét nhằm ghi nhớ chiến thắng giặc Thanh vào mùa xuân và thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết mỗi độ xuân về. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tét trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.

Ý nghĩa bánh tét ngày Tết Nguyên Đán

Đòn bánh tét mang nhiều ý nghĩa nhân sinh cao cả. Bánh được bọc nhiều là như người mẹ bọc lấy người con. Ăn bánh tét ngon lại nghĩ về mẹ, sống với mẹ như chị em đùm bọc lẫn nhau cùng một mẹ sinh ra. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân nhụy vàng gợi cho ta màu xanh của đồng quê, của đời sống chăn nuôi, của an vui xóm – làng… gợi cho ta mơ ước “an cư lạc nghiệp” của con người về một mùa xuân an bình cho mọi nhà. Tất cả những ý nghĩa đó đã đề cao sức lao động của con người, sự hòa hợp của trời đất, của con người với thiên nhiên, hướng về nguồn gốc tổ tiên.

Chiếc banh tet ngay Tet nhìn đơn giản nhưng thấm đẫm triết lí của người miền Nam về con người và cuộc sống. Tối 29 – 30 Tết, cả nhà thức chờ quanh nồi nấu bánh, trẻ con làm nhiệm vụ cụm bếp lò, tạo nên không khí ấm cúng, sung túc cho buổi họp mặt gia đình ngày Tết.

chuyenphongthuy
chuyenphongthuy
Bài viết: 285

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *