Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Người xưa ăn Tết như thế nào?

Tết đến với niềm hân hoan, rộn rã trong lòng mỗi người con của đất mẹ Việt Nam, mang theo đó một mùa xuân mới, cơ hội mới, một cuộc sống hoàn toàn mới. Có một câu hỏi được đặt ra: Người xưa ăn Tết như thế nào? Giống gì và khác những gì so với Tết ngày nay, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn cái nhìn chân thực, rõ nét nhất về Tết xưa.

Người xưa ăn Tết như thế nào?

Ngày xưa, Tết Nguyên Đán là một lễ tiết rất nặng về tín ngưỡng. Hai tấm tranh Tết Thần Trà và Uất Lũy dán ở ngoài cổng, cây nêu trồng ở trong sân, cành đào cắm trên bàn thờ gia tiên hay ở phòng khách, đối với người xưa không phải là những vật trang trí cho đẹp mắt nhưng để trấn áp ma quỷ hiện về quấy phá. Sáng mùng một Tết nhà nào cũng đốt pháo để khai xuân, mừng năm mới, nhưng cũng là để chiêm nghiệm cát hung trong năm mới.

Sau khi làm lễ gia tiên, gia chủ trịnh trọng đốt một bánh pháo. Nếu lúc mới đốt, pháo nổ thưa rồi mau dần, tiếng pháo kêu liên tiếp rồi mau dần, bắn ra những xác pháo toàn hồng tươi thắm trên sân, đó là điềm tốt. Nếu pháo nổ rời rạc, đứt quãng, phải châm nhiều lần, pháo xịt “rụng như sung”, tiếng pháo kêu như người nghẹt mũi, đó là điều xấu. Ngày nay người ta đốt pháo ngày Tết vì vui mừng chứ không có mục đích xua đuổi ma quỷ hay để xem thời vận năm mới.

tet

Người xưa ăn tết như thế nào?

Hoa nở ngày Tết cũng là điểm rất quan trọng. Sáng mùng một Tết, cành đào hay cành mai nở nhiều hoa là điềm báo hiệu một năm mới thịnh vượng. Nếu các nụ hoa không nở hay nở ít, là điềm xấu, không phát tài sai lộc. Tục kiêng cữ trong ba ngày Tết làm những người xấu trở thành người tốt, có lòng độ lượng, khoan dung, nhân hậu.

Ngày Tết không phải là lúc để người ta ghét nhau, thù hằn nhau, hờn giận nhau, đánh nhau hay chửi nhau.

Vừa mới hôm qua, hai người cãi nhau ỏm tỏi, nhưng trong ngày Tết họ vui vẻ chào nhau, chúc nhau những điều tốt lành. Vì vậy tục ngữ có câu: “Giận đến chết ngày Tết cũng vui.” Lòng nhân hậu là bản tính của dân tộc Việt Nam được thể hiện rõ ràng nhất trong ngày Tết đối với hết thảy mọi người, giữa con người với con người, và giữa con người với súc vật.

Không ai sát sinh hay đánh súc vật trong ba ngày Tết. Thời cổ xưa, người ta tỏ lòng trung hậu đối với cả gia súc. Ngày mùng bốn Tết, người xưa có lệ làm Tết trâu bò, vì hai giống vật này giúp loài người rất nhiều trong việc làm ruộng. Trong lễ này người ta thổi xôi, nấu chè kho, để cúng thần Thổ Ðịa, cầu xin thần phù hộ cho trâu bò của nhà họ được bình yên. Sau khi lễ, gia chủ treo một chiếc bánh chưng nhỏ vào sừng con vật với ý nghĩa là chia lộc thần cho chúng, và nhét từng miếng bánh, xôi, chè vào miệng chúng, hay cho chúng ăn cùng với rơm, cỏ. Tục Tết trâu bò của dân cổ Việt giống dân tộc Mường ở Hòa Bình, miền Bắc nước Việt. Họ đặt lễ vật trên một cái chiếu trải ở trước cửa chuồng rồi đốt hương, đứng ngỏ lời cám ơn trâu bò đã giúp họ sản xuất được thóc lúa, và xin chúng giúp họ trong năm mới cũng đắc lực như trong năm cũ.

Nếu trên đất nước Việt Nam ngày nào cũng là ngày Tết thì mỗi người dân Việt có đủ các đức tính hiếu, trung, nhân, nghĩa, và không bao giờ có những thảm cảnh chia rẽ, hận thù, bất nhân, bất nghĩa, vì tâm địa của dân Việt không có những thói xấu đó trong ba ngày Tết. Nếu ngày nào cũng là ngày Tết thì toàn thể nhân dân Việt Nam đều là thánh nhân, và đất nước Việt Nam là thiên đàng trên dương thế!

dot

Tết xưa nhà nhà đều đốt pháo để xua đuổi ma quỷ, dự đoán may rủi trong năm mới

Kiêng cữ Tết xưa

Một trong những tục lệ đặc biệt của Tet Nguyen Dan là kiêng cữ để tránh giông cả năm. Giông nghĩa là điềm xấu, hay điểm xui xẻo, chẳng lành, sẽ xảy ra quanh năm. Vì vậy mọi người đều thận trọng trong hết thảy mọi hành động, lời nói và cử chỉ, để giữ cho mình và cho người khác khỏi giông. Những điều cần phải tránh trong ngày Tết mọi người tuân theo rất nghiêm túc và đã trở thành tục lệ truyền thống của dân tộc trong ngày Tết. Vì vậy người nào cũng thuộc lòng những điều kiêng cữ dưới đây:

Người có tang, còn gọi là có nế, người có nhiều sự rủi ro trong năm cũ, và người có địa vị xã hội hèn kém, thì không nên xông đất bất cứ nhà ai trong ngày mùng một Tết.

Người có tang, vận áo trắng và đội khăn trắng (khăn tang) thì không nên đi chúc Tết trong ba ngày Tết.

Không được đổ rác trong ba ngày Tết, vì rác tượng trưng của cải, đổ rác là đổ của.

Trong ba ngày Tết, khi quét nhà phải quét vào phía trong nhà, và phải vun rác vào một xó nhà để sẽ đổ sau ba ngày Tết. Quét nhà ra ngoài cửa ngõ là đổ của.

Vun rác lại là tích của. Ðây là tục kiêng đổ rác chứ không phải kiêng quét nhà như người ta thường hiểu nhầm.

Ði đứng phải khoan thai để tránh vấp ngã. Sử dụng đồ dùng phải cẩn thận để tránh đổ vỡ hay gây thương tích.

nguoi

Người xưa cũng kiêng kỵ nhiều hơn so với tết nay

Nói năng phải từ tốn, nhã nhặn; tránh những câu nói thô tục, cau mặt, gắt gỏng, giận dữ; không được cãi nhau.

Khi tiếp khách đến chúc Tết không được nói những chuyện ốm đau, buồn phiền. Nếu trong nhà có người lâm trọng bịnh cũng không được hốt hoảng, lo âu.

Trường hợp con bịnh trở nặng hơn, có vẻ nguy kịch, cũng phải cố nán đến ngày mùng hai Tết mới được mời thầy thuốc tới chữa.

Tết xưa và nay, nếu chẳng may trong nhà có người qua đời trong ngày Tết thì người nhà phải nén đau thương, cố giữ hết sức bình tĩnh, không được khóc lớn tiếng để tránh làm náo động hàng xóm. Không cho khách đến chúc Tết biết tin buồn.

Gia chủ chỉ báo riêng cho con cháu, họ hàng, đến lo việc tang để mai táng người quá cố sau ba ngày Tết.

Nhiều làng có những tục kiêng cữ khác được áp dụng riêng ở địa phương, như làng Phú Ðiền (tên cũ là Bồ Ðiền) thuộc huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có tục kiêng nổi lửa ở trong bếp suốt ngày mùng một Tết nên dân làng này ăn cỗ nguội làm từ hôm trước. Tục lệ này có từ gần hai ngàn năm nay. Nguyên ngày mùng một Tết năm Mậu Thìn (248 C.N) bà Triệu xuất quân đánh quân Ðông Ngô (Trung Quốc).

Suốt ngày hôm đó, bà cùng quân sĩ chỉ ăn đồ nguội làm trong đêm ba mươi Tết. Tối mùng một Tết, sau khi chiến thắng trở về, bà Triệu cho quân hạ trại tại làng Bồ Điền để nấu cỗ khao quân và ăn Tết. Từ đó, dân Bồ Điền có tục nổi lửa nấu cỗ Tết vào tối mùng một để kỉ niệm trận chiến thắng của vị anh thư đất Việt chống quân xâm lược Trung Quốc.

Đó là nguyên do phát sinh tục tịnh bếp ngày mùng một Tết của dân làng Bồ Điền:

Ai về Hậu Lộc, Phú Điền,

Nhớ đây bà Triệu trận tiền tiến binh. (Ca dao)

Qua tất cả những tục lệ, thói quen, kiêng cữ ở bài viết này, chúng ta đã có cái nhìn chân thực, sâu sắc hơn về việc nguoi xua an tet nhu the nao. Qua đó thêm biết ơn, trân trọng và phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp ông cha ta đã để lại, cùng nhau chào đón Tết Đinh Dậu 2017 thật may mắn, hạnh phúc và an lành.

chuyenphongthuy
chuyenphongthuy
Bài viết: 285

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *