Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Tục lệ mừng tuổi ngày Tết

Cứ mỗi Tết đến là sắp nhỏ lại háo hức để được ba mẹ, ông bà, những người lớn cho tiền mừng tuổi ngày Tết. Đã thành thông lệ, việc lì xì Tết không chỉ là việc mà người lớn dành cho con nít, con cháu vẫn mừng tuổi ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu kính.

Mung tuoi ngay Tet nghĩa là mừng người ta được thêm một tuổi, nhưng dân gian thường dùng với ý nghĩa “chúc mừng” hay “chúc Tết” như:

“Năm cũ đã qua, năm mới đã tới, tôi có lời mừng tuổi ông (hay bà) cùng quý quyến sống lâu, mạnh khỏe, giàu bằng năm bằng mười năm cũ!”

Tiền mừng tuổi còn gọi là tiền lì xì, là tiền tặng trong ngày Tết. Người ta thường chọn những đồng chinh, đồng xu, hay đồng hào mới tinh để làm tiền mừng tuổi. Những đồng tiền này thường được gói trong một mảnh giấy đỏ thành một cái bao nhỏ khoảng 5 x 3 phân mét. Nếu tiền được gói như vậy thì gọi là tiền “phong bao”.

li xi tet

Mừng tuổi ngày Tết là một trong những tục lệ tốt đẹp của dân tộc ta

Phong bao nào cũng có tiền lẻ, như hai đồng xu với một đồng chinh, hay một đồng hào với một đồng xu.

Tiền lẻ đó có nghĩa là số tiền mừng tuổi sẽ sinh sôi nẩy nở mãi, sẽ dư thừa mãi, quanh năm không lúc nào hết tiền.

Trong gia đình, người ta tặng tiền mừng tuổi cho ông bà, cha mẹ, con cháu. Các khách đến chúc Tết phải tặng tiền mừng tuổi cho các con nhỏ của gia chủ với những câu chúc hợp với tuổi của chúng, như “Năm mới tôi mừng tuổi cậu để mua giấy bút đi học”, hay “Mừng tuổi cháu hay ăn, chóng lớn” (nếu là trẻ sơ sinh).

Nếu đứa bé chưa biết cầm thì cha mẹ nó nhận thay. Nếu khách đến chúc Tết có con đi theo thì gia chủ phải “mừng tuổi” đứa trẻ.

Khi tặng tiền những người trai trẻ hay nghèo khó… thì tiền đó gọi là tiền “mở hàng”.

Ở tỉnh thành có những người nghèo gánh nước vào các nhà trong ngày mùng một Tết để được các gia chủ mở hàng hai, ba hào. Ở thôn quê, người ta mở hàng cho ông từ giữ đình hay đền, các tuần phiên quanh năm giữ an ninh trong làng và ngoài đồng.

mung tuoi ngay tet

Con nít chính là những người háo hức nhất chờ nhận lì xì Tết

Ngày xưa, mỗi thôn có một người mõ, là người nghèo khổ nhất làng, chuyên hầu hạ các hương chức và đi loan báo tin tức cho dân làng biết mỗi khi làng có việc gì có liên quan đến dân chúng. Trong ngày Tết, người mõ vận khăn áo chỉnh tề, tay xách một chục trái cam hay quít gói trong một vuông vải, đến các nhà khá giả trong thôn để lễ Tết và chúc Tết các gia chủ, nhưng thực chất là đi xin tiền li xi Tet.

Mọi người đều biết rằng người mõ mang cam, quít đến biếu chỉ là “bày trò” cho có vẻ lịch sự nên không ai nhận.  Các gia chủ đáp lại “tấm lòng thành” mõ bằng cách “mở hàng” dăm ba hào. Thế là anh ta được nhiều tiền “mở hàng” mà số cam, quít vẫn còn nguyên mang về.

Ði chúc Tết là bổn phận của mọi người đối với họ hàng, bạn hữu, người dưới đối với người trên. Tùy theo mức độ thân sơ và địa vị trong xã hội, người ta đi chúc Tết những người trên trong ngày mùng một Tết, các bạn bè trong ngày mùng hai Tết, và những người kém quan trọng hay có tính cách xã giao thông thường trong ngày mùng ba Tết. Khi một người đến chúc Tết thì gia chủ phải đi chúc Tết đáp lại, người đó lì xì Tết thì cũng phải li xi tet bao nhieu đó. Việc đáp lễ này không thể bỏ được.

chuyenphongthuy
chuyenphongthuy
Bài viết: 285