Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Tìm hiểu phong tục viết câu đối ngày Tết

Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân vẫn còn trọng tục treo “Câu đối đỏ” ngày Tết. Câu đối Tết với ngụ ý mang đến may mắn, tài lộc cho mỗi gia đình dịp Tết đến xuân về.

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Cau doi do hay còn gọi là câu đối Tết không chỉ là một lời chúc mừng năm mới may mắn, an khang của gia chủ mà còn là lời động viên cổ vũ tinh thần cho tất cả mọi người khi Tết đến xuân về.

Câu đối Tết gồm hai vế đối khác nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm của người viết câu đối ngày Tết. Đối ở đây có nghĩa là ngang hàng, hai vế kết thành một đôi, ngang nhau, về âm thanh, từ ngữ, vần điệu, ý từ.

cau

Câu đối là một nét văn hóa đẹp ngày Tết Nguyên Đán

Câu đối ngày xưa, vốn được sử dụng trong nhiều dịp, nhiều hoàn cảnh như: Đối đáp, hỉ sự, trang trí, văn đàm, giáo huấn, thờ phụng, thể hiện tầm và vóc trí tuệ gia chủ, thể hiện niềm tự hào về gia quy, hay thậm chí là món quà tao nhã mà bạn bè tri kỉ gửi đến nhau. Trong đó, câu đối đỏ treo trong nhà ngày Tết có một chỗ đứng riêng biệt và mang một hình ảnh ấn tượng khó thay thế trong các gia đình lễ giáo gia phong Việt Nam từ bao đời nay.

Những cau doi thuong dung ngay Tet được viết bằng chữ nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên thường được gọi chung là câu đối đỏ.

Những chữ nghĩa ở các câu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:

– Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển).

– Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi).

– Thiên tăng tuế nguyệt, nhân tăng thọ (Trời đất gia tăng ngày tháng ví như con người mỗi năm tăng thêm tuổi thọ).

– Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường (mùa xuân về đầy trong Trời Đất ví như hạnh phúc đầy nhà).

Câu đối Tết cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn.

Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những dải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà cửa, cổng hay ngõ…

cau

Chọn câu đối phù hợp trong ngày Tết là cả một nghệ thuật

Trước đây ở thôn quê, mỗi khi Tết đến, người ta còn cẩn thận dán liễn đỏ ở nơi các cửa chuồng lợn, trâu, bò hoặc ở thân cây dừa, nhãn, ổi, na… để ngụ ý cầu mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò hay ăn chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn… các cây thì sai trái.

Ông cha ta ngày xưa có phong tục viết câu đối Tết vào sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán. Sau khi làm lễ tạ ơn trời đất, gia tiên, gia chủ quần áo chỉnh tề, tinh tươm ngồi vào bàn và viết câu đối Tết, cốt bộc lộ ý nguyện cho họ hàng, gia tộc một năm mới an khang, thịnh vượng. Câu đối Tết thường viết trên giấy điều đỏ rực rỡ – màu tượng trưng cho sự đầm ấm, hạnh phúc chan hòa trong khí trời cuối năm. Việc lựa chọn câu đối ngày Tết là cả một nghệ thuật mà người chơi câu đối qua đó bộc lộ khả năng thẩm mĩ và trí tuệ của mình.

Những nhà không đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ăn Tết thường phải nhờ những cụ đồ Nho chuyên viết và bán những câu đối Tết để về treo trong ba ngày xuân.

Cau doi hay ngay Tet là thú vui tao nhã, mang cả “Trí”, “Tĩnh” và “Tâm” của gia chủ. Đó cũng là hình ảnh đặc biệt mang đến chút hơi thở nồng đượm, ấm áp màu tâm linh những ngày xuân. Nếu như ngày Tết mà thiếu những câu đối đỏ treo trong nhà, có lẽ phong vị ngày Tết dường như đã mất đi một điều gì đó đơn giản, âm thầm mà trang nghiêm không gì thay thế được.

chuyenphongthuy
chuyenphongthuy
Bài viết: 285

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *